TIN TỨC BỆNH VIỆN

TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGOẠI TRÚ 6 THÁNG ĐẦU NĂM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
[ Cập nhật vào ngày (27/06/2022) ]

Tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ, theo báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm 2022, có 1157 bệnh sốt xuất huyết đến khám ngoại trú, nhập viện 573 trường hợp (gia tăng 26.7% so với cùng kì năm ngoái), trong đó có 118 bệnh nhi sốt xuất huyết vô sốc và nặng.


       Bộ Y tế nhận định nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, dự báo trong thời gian tới số mắc và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng do đang bắt đầu vào cao điểm mùa dịch, đặc biệt tại khu vực miền Nam. Vì vậy, sáng 22/06/2022, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn tăng cường công tác điều trị sốt xuất Dengue do PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì.

     Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế có đại diện một số Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế; WHO… Tại điểm cầu 63 tỉnh/thành phố có đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh/ thành phố; Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị liên quan.

       Theo hội nghị, tại khu vực miền Nam số mắc trong tuần này chiếm 81% số mắc cả nước, riêng Thành phố Hồ Chí Minh trong tuần ghi nhận số mắc chiếm 23% số mắc cả nước, 8 tỉnh khu vực miền Nam (An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, TPHCM) chiếm 69% số mắc trong tuần của cả nước.

      “Dự báo trong thời gian tới số mắc và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng do đang bắt đầu vào cao điểm mùa dịch, đặc biệt tại khu vực miền Nam” - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Đại diện WHO cho biết, hiện chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết Dengue; biện pháp phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Đồng thời nhấn mạnh chìa khóa để phòng, chống sốt xuất huyết là sự tham gia của cộng đồng.

       Trong buổi tập huấn có cập nhật đến nội dung  điều trị sốt xuất huyết ngoại trú trẻ em, cách nhận biết sốt xuất huyết, các dấu hiệu cảnh  báo  sốt xuất huyết vào sốc, và dấu hiệu nào phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay .

        Điều trị sốt xuất huyết Dengue phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời. Sốc sốt xuất huyết nếu phát hiện sớm, bệnh nhân được bù dịch đầy đủ thì sẽ hồi phục dễ dàng. Ngược lại, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể rơi vào tình trạng sốc, mạch nhanh, tụt huyết áp. Tình trạng sốc này nếu để diễn biến kéo dài sẽ tiến triển thành sốc không hồi phục và có thể gây suy đa phủ tạng, dễ dẫn đến tử vong.

         Do đó phụ huynh đặc biệt lưu ý các dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết, cảnh báo sốt xuất huyết có khả năng vô sốc để tránh các trường hợp đáng tiếc như chẩn đoán nhầm, đến trễ, nặng nguy kịch ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.

CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1. Sốt xuất huyết Dengue

Sống và du lịch đến vùng có dịch, sốt ≤  ngày và có 2 trong các dấu hiệu sau:

Buồn nôn, nôn

Phát ban

Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt

Xuất huyết da hoặc dấu hiệu dây thắt (+).

Không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào.

Xét nghiệm: HCT bình thường hoặc tăng, Bạch cầu và tiểu cầu bình thường hoặc giảm

2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau :

Vật vã, lừ đừ, li bì

Đau bụng nhiều và liên tục  hoặc tăng cảm giác đau vùng gan.

Nôn nhiều  ≥ 3 lần / 1 giờ hoặc ≥ 4 lần/ 6 giờ

Xuất huyết niêm mạc : chảy máu răng, mũi, lợi, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu đại thể .

Gan to ≥2 cm

Tiểu ít

XN: HCT tăng (thường tăng ≥ 20%). Tiểu cầu giảm ( thường giảm ≤100G/L). AST/ALT ≥ 400U/L. Tràn dịch màng phổi , bụng trên siêu âm , X-Quang.

3.      Sốt xuất huyết Dengue nặng

Ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:

Thoát huyết tương nặng dẫn đến : sốc SXH, sốc SXH nặng

Ứ dịch, biểu hiện suy hô hấp

Xuất huyết nặng

Suy các tạng : Gan, tim , thần , kinh và các cơ quan khác…..

ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Sốt ≥ 38,5 độ C: paracetamol 10 - 15 mg/ kg/ lần x 3- 4 lần/ ngày, ≤ 60mg/kg/ngày; lau mát bằng nước ấm khi sốt cao.

Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn, uống màu đỏ, đen, nâu.

Tái khám mỗi ngày đến hết ngày 7.

Tuyệt đối:…không được dùng aspirin và Ibuprofen, cạo gió cắt lễ, không tự truyền dịch ở các phòng khám tư nhân,

Nên theo dõi tổng phân tích tế bào máu mỗi ngày.

SỐT XUẤT HUYẾT NẶNG PHẢI ĐƯA TRẺ ĐI NGAY

       Khi trẻ sốt từ ngày 2 đến ngày 7, nếu có các dấu hiệu sau cần nghĩ đến sốt xuất huyết nặng và phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

Hết sốt nhưng lừ đừ, mệt

Đau bụng, bứt rứt lăn lộn

Chảy máu cam, máu răng, ói ra máu, đi tiêu phân đen

Tay chân lạnh, da nổi vân tím Lạnh tay chân, thường là vào ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, nhất là khi trẻ hết sốt

Nằm một chỗ không chơi

Ăn uống kém hoặc bỏ bú

CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN SỐT XUẤT HUYẾT

Sốc

Có dấu hiệu cảnh báo

Sốt ngày 3-6, xét nghiệm HCT tăng trên 20%, Tiểu cầu giảm nhanh < 100k/microL

Nhà xa gia đình, lo lắng.

Xem xét cơ địa đặc biệt:

Trẻ dư cân/béo phì

Nhũ nhi

Bệnh lý nền,…

  



 

Link: https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/hoi-nghi-tap-huan-huong-dan-tang-cuong-cong-tac-ieu-tri-sot-xuat-huyet-dengue?fbclid=IwAR2BRdausotyHQXztCH84W4oqPIlCd2Ifc8h8mkloXGPANpjiUMZpHOefvU

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG TP. CẦN THƠ

Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02923748356

Fax: 02923831031

Email: bvnhidong@cantho.gov.vn




BS. CK2 . Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi