TIN TỨC BỆNH VIỆN

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ TRẺ EM MẮC COVID-19 MỨC NHẸ TẠI NHÀ
[ Cập nhật vào ngày (26/11/2021) ]

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng cao, trong đó có trẻ em.


Vì vậy, để kịp thời thực hiện các biện pháp hành chính, biện pháp y tế, ứng phó nhanh trước tình hình dịch bệnh lây lan rộng, Bí thư Thành ủy – Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố yêu cầu thành viên Ban Chỉ đạo thành phố, Ban Chỉ đạo quận, huyện thường xuyên theo dõi địa bàn được phân công, làm việc trực tiếp với địa phương về triển khai kế hoạch cho phép F1, F0 được cách ly, điều trị tại nhà; hoạt động của các Tổ Y tế lưu động,… để kịp thời chỉ đạo, giải quyết các vấn đề phát sinh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác phòng, chống dịch trong tình hình hiện nay. Do đó các bậc phụ huynh cần nắm một số kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ mắc bệnh covid tại nhà.

1.  Tình hình Covid -19 trẻ em

COVID-19 là bệnh do vi rút SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm 2019, rồi lan rộng ra toàn thế giới. Vi rút SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (như qua giọt bắn, hạt khí dung, không khí) và qua đường tiếp xúc với chất tiết chứa vi rút.

Vi rút chủng Delta mới xuất hiện ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh ở cả người lớn và trẻ em tuy nhiên COVID-19 trẻ em ít gặp hơn.

  Phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi <12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ em mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.

Hiện nay do đã hiểu rõ hơn về vi rút SARS-CoV-2 từ cách lây truyền, cơ chế gây bệnh…, các nhà khoa học đã đưa ra được những biện pháp điều trị như thuốc diệt vi rút, ngăn chặn cơn bão cytokin, điều trị biến chứng huyết khối.., tuy nhiên việc điều trị bệnh vẫn cần tiếp tục nghiên cứu.

Biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng là tuân thủ 5K, kết hợp với tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 tuổi, phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh.

2. Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức nhẹ tại nhà

- Nằm phòng riêng

- Áp dụng phòng ngừa chuần, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi

  - Điều trị triệu chứng:

- Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.50 C . Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ

  - Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược

- Uống nhiều nước

- Đảm bảo dinh dưỡng, bú mẹ , ăn đầy đủ

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng

- Tập thể dục tại chỗ và tập thợ ít nhất 15 phút/ngày( trẻ lớn)

- Theo dõi:

+   Đo nhiệt độ tối thiểu 2 lần/ ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

+   Đo Sp02  tối thiểu 2 lần/ ngày hoặc thấy trẻ mệt,thở nhanh/ khó thở

- Có số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ (Số điện thoại của Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động hoặc Tổ cấp cứu lưu động của quận, huyện).

- Tất cả thành viên ở cùng nhà với người F0 phải khai báo sức khỏe qua phần mềm “khai báo y tế điện tử” mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi cần.

*  Hướng dẫn sử dụng gói thuốc trẻ em điều trị COVID-19 tại nhà:

Độ tuổi trẻ em

Dạng thuốc

Liều thuốc mỗi lần

< 1 tuổi

Paracetamol bột 80mg

1 gói x 4 lần / ngày

Từ 1 đến dưới 2 tuổi

Paracetamol bột 150mg

1 gói x 4 lần / ngày

Từ 2 đến dưới 5 tuổi

Paracetamol bột 250mg

1 gói x 4 lần / ngày

Từ 5 đến dưới 12 tuổi

Paracetamol bột 325mg

1 viênx 4 lần / ngày

Trên 12 tuổi

Paracetamol bột 500mg

1 viên x 4 lần / ngày


Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38.50C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt

Dấu hiệu cảnh báo:

Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế:

-  Sốt > 380C

Đau rát họng

Tiêu chày

- Trẻ mệt, không chịu chơi

Tức ngực- Cảm giác khó thở

Sp02 < 96%( nếu đo được)

Ăn/ bú kém.

*   Dấu hiệu chuyển nặng:

  Cần cấp cứu hoặc đội phản ứng nhanh để cấp cứu tại nhà hoặc đưa đến bệnh viện ngay:

-  Thở nhanh theo tuổi

Cánh mũi phập phồng

- Rút lõm ngực

- Li bì,lờ đờ, bỏ bú/ ăn uống

Tím tái môi, đẩu chi

Sp02< 95% (nếu đo được)

Ghi chú: thở nhanh theo tuồi: trẻ 1-5 tuồi: ≥ 40 lần/ phút, 5- 12 tuổi ≥ 30 lần/ phút.

 




Bs CK2 . Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi