TIN TỨC BỆNH VIỆN

BỆNH MÙA NẮNG NÓNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
[ Cập nhật vào ngày (05/03/2024) ]

Vừa qua Đài TTTPCT có cuộc phỏng vấn BS.CK2. Trương Cẩm Trinh – Trưởng khoa khám bệnh, về các bệnh thường gặp vào mùa nắng và phòng bệnh. Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi, thời tiết nóng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuần, virus , các côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi sinh sôi và phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh từ đưởng hô hấp, tiêu hóa… việc chủ động phòng bệnh là rất cần thiết giúp cho bản thân và tránh lây lan trong cộng đồng.


Tại khoa khám Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ trung bình mỗi ngày khoa khám tiếp nhận khoảng 1.6 lượt bệnh -1.9 lượt bệnh đến khám, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 700 bé là nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỉ lệ 40-45% lượng bệnh đến khám, nhiễm khuẩn đường ruột 200 bé mỗi ngày chiếm tỉ lệ 10-15% lượng bệnh đến khám, còn lại các bệnh tay chân miệng,  sốt xuất huyết thủy đậu, quai bị, vẫn rải rác trong năm.

CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ KHI THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: sốt siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp( viêm họng , viêm amydam, viêm thanh quản , viêm phổi ),thủy đậu, quai bị, viêm màng não mô cầu,

- Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: Bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, tay chân miêng…

- Bệnh lây truyền qua côn trùng : Bệnh sốt xuất huyết…

PHÒNG CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG HÔ HẤP

Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý hô hấp:

- Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bé có sức đề kháng tốt với bệnh tật.

- Cho bé chích ngừa đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng tại y tế địa phương chủng ngừa thêm một số bệnh khác ngoài chương trình cho bé.

-Tránh cho trẻ đến những nơi đông người khi dịch bệnh đang lưu hành, tránh trẻ tiếp xúc với khói thuốc, nơi ô nhiễm, khói bụi.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đền nơi có đám đông. Tập cho trẻ cách dùng khăn giấy và dùng tay che miệng khi hắt xì, sổ mũi, ho.

- Phụ huynh cần nhận biết khi nào trẻ viêm phổi, viêm phổi nặng phải nhập viện, việm phổi rất nặng cần nhập viện ngay:

+ Dấu hiệu viêm phổi cần khám: Ho, sốt,thở nhanh theo tuổi

+ Viêm phổi nặng cần nhập viện:

* Ho + sốt + thở nhanh

* Thở co lõm ngực

* Rên rỉ < 2 tháng tuổi

* Trẻ Viêm phổi < 2 tháng tuổi

+ Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay vì tính mạng trẻ đang bị đe dọa nghiêm trọng:

* Tím tái

* Co giật

* Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ dưới 2 tháng tuổi), không uống được (trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi)

* Thở có tiếng rít

* Ngủ li bì, khó đánh thức

* Suy dinh dưỡng nặng.

      PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN TIÊU HÓA:

- Không nên cho trẻ ăn quá sớm, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 4 - 5 tháng tuổi, nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi. Có chế độ ăn uống phù hợp theo lứa tuổi, đa dạng thực phẩm, chú ý cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin. Đối với trẻ đang bệnh đường tiêu hóa, tiếp tục bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú, nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ, thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều lần trong ngày.

- Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: “ăn chín, uống sôi”, không ăn các thức ăn sống, không rõ nguồn gốc

- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyên, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Tạo môi trường nhà cửa xung quanh bé sạch sẽ, thoáng mát.

- Vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi của trẻ em, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Hạn chế lây lan mầm bệnh, bằng cách không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng.

- Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thì nên đưa trẻ để bệnh viện để các bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án điều trị chính xác và hướng dẫn các dấu hiệu nguy hiểm cần đến khám ngay .

- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy... có thể không đạt hiệu quả điều trị mà con gây hại cho trẻ.

LINK: https://www.youtube.com/watch?v=hcTh56pLQmQ




Tin: Bs. CK2 Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi